Trong thời đại chuyển đổi số như hiện nay, bên cạnh Google và Facebook, nền tảng mạng xã hội Zalo cũng thu hút nhiều doanh nghiệp trong việc thực hiện các chiến dịch quảng cáo. Với hơn 70 triệu người sử dụng, Zalo Ads được xem là hình thức quảng cáo tiềm năng, ít có sự cạnh tranh cao, chi phí ít, phù hợp với hầu hết mọi doanh nghiệp.
◎ Quảng cáo Zalo (Zalo Ads) là gì?
Zalo là ứng dụng mạng xã hội cho phép người dùng gọi điện, nhắn tin, làm việc nhóm,… Giống như Facebook Ads và Google Ads, Quảng cáo Zalo là hình thức quảng cáo trả phí trên nền tảng mạng xã hội, cho phép hiển thị các bài đăng quảng bá thương hiệu, sản phẩm/dịch vụ đến tệp khách hàng mục tiêu mà doanh nghiệp hướng đến.
◎ Lợi ích khi chạy quảng cáo Zalo Ads
1. Tối ưu chi phí quảng cáo: So với các hình thức quảng cáo khác như Facebook Ads, Google Ads,….. thì hình thức Quảng cáo Zalo Ads ít được nhiều người sử dụng, cho dù có lượng người dùng lớn. Vì vậy, nếu doanh nghiệp biết cách sử dụng Zalo Ads một cách hợp lý, đầu tư công sức vào hình thức quảng cáo này sẽ giúp tiếp cận được lượng người dùng lớn, mức độ cạnh tranh thấp.
2. Tiếp cận được đa dạng nhóm khách hàng tiềm năng: Theo báo cáo của Zalo, ứng dụng mạng xã hội này có nhóm người dùng thuộc mọi độ tuổi khác nhau, trung bình từ 18 đến 70 tuổi. Đây là phân khúc khách hàng có tỷ lệ mua hàng cao, phù hợp để doanh nghiệp đầu tư bán các sản phẩm hay cung cấp dịch vụ.
3. Hỗ trợ chăm sóc, tương tác khách hàng: Từ giao diện trang chủ đến thiết lập, quản lý, báo cáo của Zalo đều rất đơn giản, phù hợp cho những người chưa có kinh nghiệm sử dụng. Doanh nghiệp và khách hàng có thể trao đổi trực tiếp 1:1 khi nhìn thấy quảng cáo, kết hợp với Chatbot giúp hỗ trợ chăm sóc và tương tác với khách hàng, tăng tỷ lệ chuyển đổi. Đồng thời, hình thức quảng cáo này còn giúp doanh nghiệp remarketing hiệu quả với tệp khách hàng tiềm năng, từ đó tạo doanh thu lớn và giữ chân được khách hàng.
◎ Sự khác nhau giữa Zalo Ads và Facebook Ads
1. Nơi hiển thị quảng cáo Zalo Ads
Nếu quảng cáo của Facebook hiển thị trên nhiều nền tảng khác nhau như Facebook, Instagram, Audience Network của Facebook,…thì quảng cáo Zalo chỉ xuất hiện trên nền tảng này. Ngoài ra, quảng cáo Zalo chỉ hiển thị trên điện thoại, không thể nhìn thấy trên máy tính. Như vậy, so giữa 2 nền tảng mạng xã hội này thì độ hiển thị của Zalo Ads không đa dạng bằng Facebook Ads.
2. Tiếp cận khách hàng mục tiêu
Zalo Ads vẫn chưa được sử dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp nên không thể thu được thông tin dữ liệu của tệp khách hàng mục tiêu như Facebook. Quảng cáo Zalo cung cấp tính năng nắm bắt mục tiêu của khách hàng thông qua nhân khẩu học, sở thích, hành vi, mối quan tâm,.. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại rất nhiều hạn chế.
3. Cách tính chi phí quảng cáo
Chi phí quảng cáo của Zalo cao hơn so với Facebook bởi lượng quảng cáo trên nền tảng này chưa hoàn thiện và mức độ cạnh tranh ít hơn. Cả 2 nền tảng mạng xã hội này đều sử dụng CPM, nhưng Quảng cáo Facebook có nhiều lựa chọn để tối ưu quảng cáo đến đối tượng khách hàng mục tiêu: tối ưu theo lượt hiển thị, tin nhắn, lượt tương tác,….
Hiện tại, Zalo Ads chủ yếu tính phí theo CPC và CPM
- Tính theo lượt nhấp vào quảng cáo (CPC – Cost Per Click): Đây là hình thức tính phí khi có người dùng nhấp vào quảng cáo của bạn, đây cũng là cách thức tính phí phổ biến cho nhiều hình thức quảng cáo khác nhau của Zalo Ads.
- Tính theo lượt hiển thị (CPM – Cost Per Mile): Phương thức tính phí này áp dụng cho mỗi nghìn lần hiển thị ( 1M = 1000 lượt hiển thị) video của doanh nghiệp đến nhóm đối tượng mục tiêu. Tuy nhiên, phương thức này chỉ áp dụng đối với quảng cáo video trên Zalo Network.
◎ Các hình thức quảng cáo của Zalo Ads
1. Quảng cáo Zalo Official Account (Zalo Ads OA)
Quảng cáo Zalo Official Account là hình thức tạo quảng cáo để tăng lượng quan tâm, tăng tương tác và giới thiệu trang Zalo Official Account của doanh nghiệp, cửa hàng.
Phương thức tính phí của hình thức này là theo lượt nhấp vào quảng cáo (CPC)
2. Quảng cáo Website (Zalo Ads Website)
Quảng cáo website trên Zalo là hình thức quảng cáo tăng lượng truy cập, đưa khách hàng về website của doanh nghiệp. Quảng cáo sẽ hiển thị luân phiên trên hệ sinh thái của Zalo Group. Đây là một phương pháp hiệu quả để đưa thông tin về sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp đến người dùng Zalo, thu hút khách hàng ghé thăm trang web của bạn.
Để có thể Quảng cáo Website, doanh nghiệp cần có đường link như website, landing page,… để người xem có thể truy cập khi click vào quảng cáo. Vì vậy, hình thức quảng cáo này sẽ tính phí theo mỗi lượt nhấp của khách hàng (CPC).
3. Quảng cáo bài viết
Đây là hình thức quảng cáo bài viết được đăng trên Zalo OA của doanh nghiệp, giúp tăng lượt xem và tương tác cho bài viết, đồng thời nhấn mạnh đến những bài viết cung cấp thông tin mà doanh nghiệp muốn đưa đến cho người dùng, đặc biệt là nhóm khách hàng tiềm năng.
Những bài viết sử dụng hình thức quảng cáo này thường có nội dung như: khuyến mãi, tri ân khách hàng,…. với mục đích thu hút người dùng mạng xã hội biết đến sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp
4. Quảng cáo sản phẩm
Quảng cáo sản phẩm trên Zalo, hay còn gọi là Zalo Shop, giúp doanh nghiệp đăng các sản phẩm bán hàng, bao gồm hình ảnh hoặc video để quảng cáo trong mục Shop của ứng dụng Zalo.
Hình thức quảng cáo này giúp sản phẩm của doanh nghiệp có lượt hiển thị cao hơn, tiếp cận đúng được tệp khách hàng tiềm năng, thúc đẩy khả năng mua hàng của người tiêu dùng.
5. Quảng cáo Video
Quảng cáo Video trên Zalo Ads là hình thức quảng cáo giúp tăng sự tương tác của nhóm khách hàng tiềm năng cho những video được đăng tải trên Zalo OA. Video thường thu hút người xem 1 cách hữu hiệu nhất bởi tính trực quan, sinh động và tiết kiệm thời gian của nó.
Quảng cáo bằng Video giúp doanh nghiệp dễ dàng truyền tải thông điệp đến người dùng, tăng độ nhận diện thương hiệu của mình.
◎ Các yếu tố gây ảnh hưởng đến lượt hiển thị của Quảng cáo Zalo (Zalo Ads)
1. Chỉ số CTR ( Click Through Rate )
CTR (Click Through Rate) là tỷ lệ nhấp chuột của người dùng vào quảng cáo mà họ thấy. Tỷ lệ nhấp chuột CTR được sử dụng để đánh giá hiệu suất từ khoá và chiến dịch quảng cáo của doanh nghiệp. Thông qua tỷ lệ của CTR, doanh nghiệp có thể đo lường sự thành công của mọi chiến dịch quảng cáo 1 cách dễ dàng và đơn giản.
CTR trên quảng cáo Zalo Ads sẽ dao động từ khoảng 0.6% – 0.8%. Nếu CTR quảng cáo từ 0.1% đến 0.5%, hệ thống sẽ đánh giá quảng cáo này không có sự tương tác tối với người dùng và hạn chế sự hiển thị đối với tệp khách hàng mục tiêu. Lúc này, doanh nghiệp cần cân nhắc thay đổi về nội dung và tối ưu hình ảnh chất lượng hơn. Đồng thời, những sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp phải có liên quan đến đối tượng mục tiêu mà doanh nghiệp hướng đến.
2. Giá thầu và lượt nhấp quảng cáo
Nếu Quảng cáo Zalo (Zalo Ads) của bạn phân phối chậm hơn thì giá thầu cũng là một yếu tố mà doanh nghiệp nên xem xét. Nếu giá thầu quá thấp sẽ hạn chế khả năng phân phối quảng cáo đến người dùng, từ đó khiến tỷ lệ lượt nhấp vào quảng cáo cũng thấp hơn. Ngoài ra, nếu giá thầu của bạn đặt thấp hơn so với giá thầu của công ty đối thủ có cùng tệp khách hàng, thì khả năng hiển thị quảng cáo đến nhóm khách hàng mục tiêu cũng trở nên bị hạn chế.
3. Chi phí quảng cáo
Trong quá trình chạy quảng cáo trên Zalo, doanh nghiệp nên chú ý đến ngân sách quảng cáo. Nếu ngân sách hết đột ngột khi quảng cáo đang chạy tốt, lượt tiếp cận cao, thì việc ngân sách hết sẽ làm gián đoạn quá trình phân phối lượt hiển thị cho quảng cáo.
Vì vậy, để hạn chế tình trạng hiệu quả quảng cáo bị “tụt dốc” không phanh, doanh nghiệp nên chuẩn bị ngân sách lớn, đảm bảo quá trình hoạt động không bị ngắt quãng, chiến dịch quảng cáo ổn định.
___________________
Kết luận
Như vậy, có thể thấy rằng, tuy là “nhân tố” mới trong lĩnh vực quảng cáo, nhưng Zalo Ads cũng mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp khi sử dụng nền tảng này để thực hiện các chiến dịch quảng cáo của mình.