3 Xu hướng để ghi dấu ấn trong chiến dịch Trung thu | Case Study “Keep Stories Alive” – Mondelez Kinh Đô

4 1

Tìm hiểu 3 Xu hướng để ghi dấu ấn trong chiến dịch Trung thu qua case study của Kinh Đô

Trung Thu là một dịp lễ đặc biệt trong văn hóa Á Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng, là một ngày “Tết” rất được mong chờ hằng năm. Đây cũng là dịp gia đình sum họp đoàn viên, hướng về những giá trị truyền thống.

Để lên một chiến dịch Marketing mùa trung thu thành công, các “Marketer” cần bám sát vào những đặc điểm của dịp lễ, cùng 3 Lưu ý theo xu hướng Marketing hiện nay:

     ◎ Ứng dụng AI, AR

     ◎ Nostalgia Marketing – Marketing “ngược dòng thời gian” 

     ◎ Yếu tố “Liên tưởng thương hiệu” – Chiến dịch gắn liền với thương hiệu

Cùng TECHUPCOM tìm hiểu sâu hơn về các xu hướng qua minh hoạ Case study ✰ Chiến dịch “Làm sống lại hình ảnh Trung thu xưa – Keep Stories Alive” Trung Thu 2021 của Mondelez Kinh Đô ✰. Xem cách mà thương hiệu bánh kẹo quốc dân này tích hợp thành công 3 xu hướng trên trong chiến dịch “trăng sáng” một thời làm mưa làm gió nhé!

 

✰ Chiến dịch “Làm sống lại hình ảnh Trung thu xưa – Keep Stories Alive” ✰

Là hãng bánh “Top-of-mind” trong lòng người dân Việt mỗi dịp Trung thu đến, Kinh Đô luôn hướng đến truyền tải và tôn vinh giá trị truyền thống, cùng với cảm xúc gia đình. Với mục tiêu làm sống lại những “khoảnh khắc Trung thu xưa”, nhãn hàng đã cho triển khai ✰Chiến dịch “Làm sống lại hình ảnh Trung thu xưa – Keep Stories Alive” ✰ vào trung thu năm 2021.

Chiến dịch đã xuất sắc đoạt giải Bạc Efifie cho chiến dịch marketing nổi bật trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Thành công thu hút 47 triệu người dùng, tạo ra 420 triệu lượt hiển thị. Để đạt được những thành tựu đó, Kinh đô đã tích hợp cộng hưởng 3 xu hướng trong chiến dịch: Ứng dụng AI, Nostalgia Marketing và Liên tưởng thương hiệu để tạo dấu ấn sâu đậm trong lòng khán giả.

 

____________________

① – Ứng dụng AI, AR

Sử dụng AI như “spotlight” trong các chiến dịch Marketing giúp brand có thêm nhiều sự lựa chọn sáng tạo và độc đáo hơn cho các chiến dịch. Hơn nữa, với những tính năng hiện đại như công nghệ thực tế ảo tăng cường (công nghệ AR), các nhãn hàng có thể sáng tạo một các linh hoạt hơn, đưa ra những ý tưởng thực thi hoạt động Marketing mới mẻ, từ đó gia tăng trải nghiệm, cũng như thúc đẩy các hoạt động gắn kết của khách hàng.

1

     ◎ Cách Kinh đô tích hợp AI, AR vào chiến dịch
Lấy AI làm điểm sáng của chiến dịch lần này, Kinh đô đã “phục chế” những bức ảnh xưa thành ảnh động hấp dẫn với nét chuyển động tự nhiên, đầy huyền ảo với tính năng AI trên website (https://tettrungthu.vn), được phát triển kết hợp với công nghệ D-ID. Việc có thể upload những bức ảnh cũ dưới định dạng video, những nhân vật trong bức ảnh trở nên sống động, có thể tương tác với người dùng đã giúp thương hiệu gia tăng trải nghiệm của khách hàng.

Giờ đây, khách hàng không chỉ ấn những nút like, share, comment trên mạng xã hội nữa, mà họ còn được chia sẻ những trải nghiệm của riêng họ, làm “sống lại” Trung thu quá khứ. Tính năng độc đáo, sử dụng công nghệ hiện đại để truyển tải những giá trị truyền thống, kết hợp với sự hỗ trợ của hoạt động mini game, đã thành công thu hút khách hàng quan tâm, trải nghiệm, chia sẻ, và bắt đầu những cuộc thảo luận trên mạng xã hội, góp phần thúc đẩy tương tác, lan toả chiến dịch rộng rãi.

 

– Nostalgia Marketing – Marketing “ngược dòng thời gian”

Nostalgia Marketing, hay còn gọi là Marketing dựa trên cảm giác hoài niệm. Xu hướng này hoạt động bằng cách sử dụng những cảm xúc tích cực gắn liền với kỷ niệm trong quá khứ để gắn kết cảm xúc với khách hàng mục tiêu của họ. Từ đó thúc đẩy Brand Love (yêu thích thương hiệu), khách hàng sẽ tương tác, ủng hộ, và trung thành với những thương hiệu cùng hướng tới giá trị mà họ đã hướng tới.
Đối với các chiến dịch Trung thu – một ngày lễ mà người Việt Nam hướng đến giá trị truyền thống, sum họp gia đình, Nostalgia Marketing là một xu hướng mà các brand cần lưu ý.

2

     ◎ Cách Kinh đô tích hợp Nostalgia Marketing vào chiến dịch
Với nội dung chiến dịch là “Làm sống lại hình ảnh Trung Thu xưa”, vỉral video của Kinh đô lấy hình ảnh cũ của những gia đình, tràn đầy những ký ức tươi đẹp về một thời đã qua, khiến cho khán giả có thể lại một lần nữa nhìn lại bóng dáng của bố mẹ, ông bà, hay chính bản thân họ lúc còn trẻ dưới những thước phim ngắn ngủi mà đầy , từ những cái “chớp mắt”, đến những nụ cười trong ngày Trung thu.

Nắm đúng xu hướng Nostalgia Marketing, kết hợp với công nghệ, Kinh đô đã thành công tạo ra “trải nghiệm cá nhân hoá”, tận dụng được những cảm xúc hạnh phúc, vui vẻ từ những kỷ niệm của Trung thu xưa để thu hút khách hàng tương tác, kết nối cảm xúc với họ. Khách hàng yêu những “kỷ niệm Trung thu” của cá nhân họ, và Kinh đô giúp họ “sống lại”, đồng hành cùng họ ôn lại những kỷ niệm đó, đã khiến thương hiệu thành công chiến thắng tình cảm của khách hàng (Brand love).

 

– Liên tưởng thương hiệu – Gắn liền với thương hiệu

Thương hiệu là “người” đại diện của doanh nghiệp. Mỗi thương hiệu đều có “ngoại hình” là logo, màu sắc, font chữ trong bộ nhận diện, “tính cách” là là những đặc điểm mà thương hiệu muốn được khách hàng nhìn nhận. Ví dụ như: hãng đồ thể thao Nike lấy các đặc tính là luôn đổi mới, phấn khích, đam mê, hay Coca-Cola là sự vui vẻ, hạnh phúc, phấn khởi, giao lưu cộng đồng. Đó là những đặc điểm khiến cho khách hàng có thể mô tả, gọi tên, và thậm chí “liên tưởng” đến thương hiệu.

“Yêu ai yêu cả đường đi lối về”. Việc giữ cho các chiến dịch mang đặc tính thương hiệu một cách đồng nhất và xuyên suốt trong tất cả chiến dịch, giúp cho khách hàng dễ dàng nhận dạng, nhớ và phát triển sự yêu thích với thương hiệu hơn. Vậy nên chiến dịch Trung thu dù có đặc biệt đến đâu, những nếu không có sự gắn kết với đặc điểm thương hiệu, chiến dịch có thể gây xáo trộn, lú lẫn cho khách hàng trong quá trình phát triển Brand Awareness (Nhận diện thương hiệu) và Brand Love (Yêu thích thương hiệu).

3

     ◎ Cách Kinh đô tích hợp yếu tố “Liên tưởng thương hiệu” vào chiến dịch

Tiếp nối các chiến dịch trung thu, như “Tròn vị bánh, sáng mãi chuyện đêm trăng” năm 2020, “Chiến dịch “Làm sống lại hình ảnh Trung thu xưa – Keep Stories Alive” năm 2021, hay kể cả chiến dịch năm 2023 của Kinh đô “Sẽ thế nào nếu có trọn một ngày cho Trung thu” nhắm đến làm nổi bật chủ thể là tình cảm gia đình, đó là cũng là đặc điểm của thương hiệu – một thương hiệu của gia đình, ủng hộ giá trị truyền thống trong ngày lễ. Bên cạnh đó, trong các video phim ngắn, ấn phẩm mà nhãn hàng đăng tải, ta có thể thấy rõ màu sắc thương hiệu (đỏ và vảng) được lồng ghép tài tình và xuyên suốt ở những món đồ chơi truyền thống, những chiếc đèn lồng “hút mắt”, hay màu của những hộp bánh Trung thu.

Có thể nói, Kinh đô là một ví dụ của việc làm Branding “liên tưởng thương hiệu” tài tình. Người dân Việt Nam ai cũng có thể phân biệt các hoạt động “mùa Trung thu” của ông lớn ngay khi xem ấn phẩm, hay các video quảng bá.

Sau sự thành công của chiến dịch “Làm sống lại hình ảnh Trung thu xưa”, Kinh đô không chỉ một lần nữa nhấn mạnh các đặc điểm liên tưởng thương hiệu trong tâm trí khách hàng, mà còn thành công thu hút thêm sự yêu mến và gắn kết thương hiệu của những gia đình Việt Nam. Từ đó tạo tiền đề cho sự phát triển lâu dài, cũng như mở ra cơ hội cho những sản phẩm, chiến dịch sau được khách hàng đón nhận và ủng hộ hơn.

 

____________________

Kết luận

Từ nghiên cứu một Case study làm Chiến dịch Marketing thành công của “ông hoàng” bánh kẹo Mondelez Kinh Đô, các Marketer nên lưu ý 3 xu hướng mà thương hiệu này đã áp dụng và thành công: 1- Ứng dụng AI, AR; 2- Kết hợp các yếu tố mang tính “hoài niệm” – Nostalgia Marketing; 3- Đừng quên những yếu tố “Liên tưởng thương hiệu” trong xuyên suốt chiến dịch. NOTE lại ngay để cùng tạo ra những chiến dịch Marketing “chạm” đến cảm xúc người đọc nhé!

>> Nếu bạn đang cần tìm một “đồng minh” giúp bạn nâng cao hiệu quả Marketing, ấn vào đây để liên hệ tư vấn với TECHUPCOM Marketing Agency.