Nếu như truyền thông là một bộ môn nghệ thuật, thì Seeder được biết đến là những người nghệ sĩ tài ba, đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên thành công của chiến dịch Marketing. Công việc Seeding nghe thì dễ, nhưng lại khó để tiếp cận với lượng lớn người dùng mạng xã hội, bởi họ đã quá quen với những chiêu trò quảng cáo sản phẩm/dịch vụ. Vậy, làm thế nào để các Seeder có thể tiếp cận dễ dàng, truyền tải thông tin tới người dùng một cách tự nhiên nhất? Cùng tìm hiểu 5 bước tạo nên văn mẫu seeding hiệu quả – Seeding như không Seeding trong bài viết dưới đây!
◎ Content Seeding là gì?
Hiểu về mặt ngữ nghĩa, “Seed” là hạt, “Seeding” là gieo mầm. Trong lĩnh vực Marketing, có thể hiểu đơn giản rằng, Trong truyền thông nói chung, có thể hiểu đơn giản rằng, nếu dịch vụ, sản phẩm,… là 1 hạt giống, thì việc doanh nghiệp thực hiện Content Seeding chính là gieo mầm, phát triển thương hiệu, dịch vụ hay sản phẩm của mình. Đều là Marketing online, nhưng thay vì đưa thông tin về sản phẩm/ dịch vụ trực tiếp tới khách hàng, thì Content Seeding giúp người xem tiếp cận thông tin 1 cách tự nhiên, vô cùng khéo léo, khiến họ không nhận ra rằng mình đang xem quảng cáo sản phẩm.
◎ Mục đích và lợi ích của hoạt động Seeding
Mục tiêu chính của việc Seeding là tăng độ hiển thị và nâng cao nhận thức về thương hiệu. Nếu nội dung được lan truyền rộng rãi trên Internet, thì phạm vi tiếp cận và mức độ phủ sóng sẽ càng lớn, được nhiều người biết đến.
Sau khi khách hàng đã rơi vào “lưới” của các Seeder, việc điều hướng dư luận sẽ trở nên đơn giản hơn. Khi khách hàng đã rơi vào “lưới” của các Seeder thì việc điều hướng dư luận dần trở nên đơn giản hơn. Mục đích và lợi ích của việc Seeding có thể kể đến đó là:
1. Seeding tác động nhiều đến suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của người mua. Điều này giúp tạo dựng niềm tin cho khách hàng, từ đó tăng khả năng chuyển đổi, quyết định mua sản phẩm, sử dụng dịch vụ.
2. Tạo hiệu ứng gây tò mò, hiệu ứng đám đông thu hút khách hàng. Hoạt động Seeding khuyến khích, gợi mở sự trao đổi qua lại của tất cả những người xem thông tin, điều này nhằm tăng khả năng lan truyền, tạo niềm tin đối với khách hàng tiềm năng và chuyển hóa thành hành động tiêu dùng hoặc giới thiệu cho người khác.
3. Tăng độ nhận diện thương hiệu, giúp khách hàng tiếp cận với thương hiệu nhiều hơn bởi độ dày đặc của các bài đăng. Thông tin sản phẩm, dịch vụ cũng được Seeder khéo léo giới thiệu, lồng ghép một cách “vô tình” vào các bài đăng trên mạng xã hội nhằm quảng bá cho công chúng.
4. Việc Seeding giúp thông tin doanh nghiệp trở nên nổi bật hơn, tăng lượt traffic (lưu lượng truy cập) từ Google, cải thiện SEO giúp khách hàng tiềm năng dễ dàng tiếp cận dịch vụ, sản phẩm của doanh nghiệp.
Đôi khi, những Content Seeding có thể được thực hiện với mục đích tạo luồng ý kiến, là nơi để người dùng thể hiện sự phản đối, tiêu cực hay đồng tình, ủng hộ đối với các chiến dịch Marketing.
◎ Các nền tảng phù hợp cho việc Seeding
Ngày nay, với sự phát triển của mạng xã hội, thay vì sử dụng các nền tảng quen thuộc như website, blog,… doanh nghiệp có nhiều lựa chọn hơn trong việc chọn kênh truyền thông để seeding truyền thông, tạo ra sự lan truyền rộng rãi cho nội dung muốn truyền tải đến người dùng. Việc lựa chọn nền tảng phù hợp để thực hiện Seeding sẽ phụ thuộc vào lĩnh vực, đối tượng mục tiêu và loại nội dung doanh nghiệp muốn chia sẻ. Để đạt hiệu quả, thường cần xem xét một chiến lược tổng thể và sử dụng một sự kết hợp các kênh seeding khác nhau. Các nền tảng thường được sử dụng trong việc Seeding đó là: Facebook, Instagram, Linkedin, Pinterest, Twitter,…..
Đối với thị trường Marketing như hiện nay, với lượng người sử dụng mạng xã hội lớn, Facebook được lựa chọn là nơi mà những Seeder tin tưởng, gửi gắm nội dung và thông tin mà họ muốn truyền đạt. Nội dung Seeding được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như: bài đăng trực tiếp trên facebook cá nhân, bài đăng của những Influencer, KOLs, KOCs; hay thậm chí là những bình luận trong các bài viết. Thực hiện tốt công việc Seeding sẽ giúp cho dịch vụ/sản phẩm của doanh nghiệp được tiếp cận tới nhiều người hơn, đặc biệt là tệp khách hàng tiềm năng mà doanh nghiệp hướng đến.
◎ Công cụ hỗ trợ hoạt động Seeding
Với thời đại công nghệ 4.0 như hiện nay thì những kênh, công cụ hỗ trợ Seeding ngày càng được phát triển đa dạng, với nhiều tiện ích, tính năng hơn. Ngoài kênh mạng xã hội (Facebook, Instagram,..), mạng hình ảnh và video (Youtube, Tiktok,…) hay những diễn đàn, blog,… thì những công cụ, phần mềm miễn phí cũng giúp cho việc Seeding trở nên đơn giản và dễ dàng hơn.
1. SIMPLE SEEDING: Đây là công cụ hỗ trợ giúp tăng tương tác trên các trang mạng xã hội (Facebook). Nơi đây xây dựng một cộng đồng người dùng chung mục đích, nhu cầu. Cơ chế hoạt động của tool là người dùng có thể đi seeding chéo để tích lũy điểm và sử dụng điểm để tăng tương tác cho bài đăng của mình). Điểm đặc biệt của tool là toàn bộ tài khoản mạng xã hội tham gia đều là thật, đầy đủ thông tin hình ảnh nên việc seeding trở nên tự nhiên, không hề lộ liễu. Hơn thế, Simple Seeding được phát triển API (Application Programming Interface) của Facebook nên có độ bảo mật cao.
2. IFTTT (IF THIS THEN THAT): một công cụ trung gian kết nối các trang, ứng dụng khác nhau, giúp tự động hóa các thao tác được thiết lập trước của người dùng. Cụ thể, bất kỳ sự thay đổi của 1 ứng dụng nào đều sẽ được IFTTT tự động sao chép sang các trang đã liên kết. Ví dụ Seeder cần đăng bài Seeding trên nhiều kênh khác nhau thì khi sử dụng IFTTT, Seeder chỉ cần đăng trên 1 nền tảng, lựa chọn liên kết và việc còn lại để IFTTT lo. Với trợ lý ảo hữu hiệu này, Seeder sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian, công sức, không còn cảm thấy chán nản khi phải thực hiện một công việc lặp đi lặp lại. Công cụ này là hoàn toàn miễn phí và thao tác cũng rất dễ dàng sử dụng.
3. BENCHMARK EMAIL: Ứng dụng này không chỉ hỗ trợ Seeder mà còn đem lại nhiều lợi ích cho các marketer. Benchmark Email không chỉ giúp đồng bộ liên hệ, tạo cuộc điều tra online, thiết lập email mẫu mà còn có khả năng phân nhóm Email nhắm trúng mục tiêu trong các chiến dịch marketing, theo dõi, báo cáo các chiến dịch
◎ 3 giai đoạn triển khai hoạt động Seeding
Muốn hoạt động Seeding đạt hiệu quả tốt, doanh nghiệp cần xác định từng giai đoạn cụ thể. Tùy theo mục đích của chiến dịch Marketing và tình trạng hoạt động thực tiễn của doanh nghiệp mà bạn có thể lựa chọn triển khai theo những giai đoạn khác nhau. Trong bài viết này, Techupcom chia sẻ đến bạn hoạt động Seeding được thực hiện theo 3 giai đoạn chính, bao gồm: Nhận diện thương hiệu (Awareness Stage); Gia tăng giá trị cảm xúc (Emotion Stage); Thực hiện hành động trực tiếp (Action Stage)
Giai đoạn 1: Nhận diện thương hiệu (Awareness Stage)
Đây là giai đoạn quan trọng, tạo tiền đề cho các giai đoạn tiếp theo, quyết định sự thành công của cả chiến dịch Seeding. Mục đích của giai đoạn này nhằm “gieo” vào tiềm thức của người tiêu dùng những thông tin về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Điều này giúp doanh nghiệp tiếp cận được đến với khách hàng gần hơn, tăng mức độ phủ sóng, độ nhận diện cho thương hiệu
Ở giai đoạn này, doanh nghiệp có thể lựa chọn hình thức chạy quảng cáo nâng cao nhận thức về thương hiệu, đăng tải thông tin chính thống về sản phẩm, dịch vụ, khuyến khích người dùng chia sẻ ấn tượng, trải nghiệm ban đầu về sản phẩm của mình.
Giai đoạn 2: Gia tăng giá trị cảm xúc (Emotion Stage)
Sau giai đoạn 1, người tiêu dùng đã có những hiểu biết nhất định về sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu. Sang giai đoạn thứ 2, doanh nghiệp cần tập trung củng cố cảm xúc tích cực của người dùng đối với sản phẩm. Điều này có thể thực hiện bằng cách tổ chức những hoạt động nhằm nâng cao trải nghiệm khách hàng, khuyến khích người dùng chia sẻ cảm nhận, ấn tượng ban đầu đối với doanh nghiệp.
Giai đoạn 3: Thực hiện hành động trực tiếp (Action Stage)
Kết thúc 2 giai đoạn trên, giai đoạn 3 có vai trò quyết định đến việc chuyển đổi khách hàng, từ online thành offline. Vì vậy, doanh nghiệp cần xây dựng được niềm tin của khách hàng, giúp họ có những cảm nhận tốt nhất về sản phẩm, qua đó đẩy nhanh tốc độ ra quyết định mua hàng của người tiêu dùng.
Hoạt động chủ yếu trong giai đoạn này là chia sẻ nội dung mong muốn truyền tải, giúp tăng lượt tìm kiếm trên Google, đẩy từ khóa lên vị trí cao trên các công cụ tìm kiếm.
◎ 5 bước tạo nên kế hoạch Seeding hiệu quả cho doanh nghiệp
Seeding là việc rất khó để thực hiện và thành công nhanh chóng, để có thể đạt được hiệu quả tốt nhất, doanh nghiệp cần xây dựng bản kế hoạch rõ ràng và cụ thể. Doanh nghiệp có thể phân tích điểm mạnh, điểm yếu sản phẩm và dịch vụ so với thị trường chung để hiểu rõ được doanh nghiệp, sản phẩm, dịch vụ của mình từ đó tìm ra hướng đi đúng đắn, phù hợp với điều kiện thực tế. Để xây dựng được 1 kế hoạch hoàn hảo, doanh nghiệp cần thực hiện 5 bước dưới đây, nhằm giúp tối ưu chi phí, mang lại hiệu quả cao cho chiến dịch Marketing.
1. Xác định mục tiêu, đối tượng, tìm insight khách hàng
Xem xét những mục tiêu muốn đạt được để làm tiền đề triển khai nội dung. Phân loại, xác định đúng khách hàng mục tiêu và tìm hiểu insight khách hàng.
2. Chọn kênh seeding
Kênh Seeding cũng là yếu tố quan trọng quyết định sự thành bại của kế hoạch truyền thông. Có thể sử dụng một hoặc nhiều kênh (mạng xã hội, blog, diễn đàn,…) nhưng Seeder cần dựa trên mục tiêu đối tượng để kết hợp kênh phù hợp, tối ưu ngân sách và hiệu quả tốt nhất.
3. Xây dựng kịch bản
Lựa chọn thông điệp, chủ đề truyền tải, “diễn viên” chính, quần chúng với các vai trò khác nhau (có thể hợp tác với các Kols đáp ứng đủ các tiêu chí của chiến dịch/ doanh nghiệp),…Seeder nên chú trọng xây dựng nội dung, chi tiết hệ thống bài viết và các công cụ tương ứng phù hợp nhất để tạo hiệu quả tối đa. Cuối cùng là dự tính ngân sách, thời gian cụ thể đăng tải, tương tác, chia sẻ bài đăng.
4. Triển khai kịch bản, phân phối chiến dịch
Triển khai kế hoạch thành nội dung trình chiếu, các bài đăng, video, hình ảnh,… Kết hợp nhiều bài đăng, sử dụng nhiều công cụ để triển khai nội dung thành định dạng danh mục đa phương tiện. Phát triển thêm các ý tưởng, phương án cũ sao cho phù hợp với tình hình chiến dịch và dự đoán rủi ro, lên các phương án xử lý khủng hoảng.
5. Theo dõi, thống kê, đánh giá, đo lường hiệu quả chiến dịch
Giám sát hiệu suất nội dung, lượt truy cập, lượt tương tác, phân tích, lường trước các ý kiến tiêu cực và tích cực cùng phương án trả lời để đo lường và thống kê và tối ưu hoá các kênh Seeding.
____________________
Kết luận
Như vậy, có thể thấy rằng, Seeding là việc làm không thể thiếu, đóng vai trò quan trọng, quyết định đến thành công của mỗi chiến dịch Marketing. Hiện nay, có rất nhiều bài “văn mẫu” Seeding xuất hiện trên mọi nền tảng mạng xã hội, phù hợp với từng lĩnh vực, ngành nghề khác nhau. Để việc Seeding không trở thành “con dao hai lưỡi”, doanh nghiệp cần lựa chọn hình thức cũng như nội dung phù hợp với lĩnh vực hoạt động của mình.